C sủi chữa nhiệt miệng hiệu quả đáng ngạc nhiên cho bạn là gì sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo một cách rõ ràng. Cùng với đó là những lưu ý khi bạn uống C sủi và bạn có thể kết hợp thêm những gì để cải thiện nhanh tình trạng này.
Bệnh nhiệt miệng thường xuất hiện khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, hệ miễn dịch bị suy giảm. Bởi vì chúng làm tiền đề cho các loại vi rút, vi khuẩn có hại, biểu hiện là các vết loét thường dễ nhận biết ở khoang miệng, má trong, lưỡi. Có nhiều cách để chữa nhiệt miệng, vậy trong đó có C sủi hay không? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết để biết được câu trả lời như bạn mong muốn nhé.
Xem nhanh
Uống C sủi có chữa nhiệt miệng được không?
Viên C sủi có thành phần là vitamin C kèm với đó là chất tạo màu, tạo vị (cam, chanh, …). Khi cho vào nước, natri bicacbonat có tính kiềm sẽ sủi bọt khi gặp vitamin C có tính axit, nó sẽ tạo ra phản ứng hóa học và có bọt khí CO2.
C sủi có tác dụng kích thích thần kinh, bổ sung vitamin cho cơ thể, tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật từ bên ngoài. Vì vậy, có thể chữa nhiệt miệng bằng C sủi nhưng không nên lạm dụng mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả tránh gây tác dụng phụ.
Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều loại sủi khác nhau, nổi bật trong đó bạn có thể tham khảo là viên sủi Sensa Cool. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thông qua những ý kiến từ bác sĩ, đặc biệt là khi bạn bị nhiệt miệng khá thường xuyên nhé.

Cách dùng và lưu ý của C sủi chữa nhiệt miệng
1. Cách dùng viên sủi nhiệt miệng
C sủi có thể hỗ trợ điều trị loét miệng lại rất dễ kiếm. Và bạn nên mua C sủi ở các nhà thuốc uy tín để sử dụng. Dùng 1 viên sủi bọt cho vào nước với thể tích tương ứng (người lớn và trẻ em có liều lượng dùng khác nhau, nên chú ý hướng dẫn sử dụng trên bao bì). Đợi C sủi bọt tan hết rồi uống. Nên uống sủi trước 4 giờ chiều vì uống quá thời gian này sẽ dễ gây khó ngủ.
Liều lượng khuyến nghị: 60 mg mỗi ngày. Sau một vài ngày, vết loét ở miệng sẽ hoàn toàn lành lại, thời gian chính xác phụ thuộc vào tình trạng của miệng và mức độ nghiêm trọng của vết loét.
2. Lưu ý khi sử dụng C sủi khi chữa lở miệng:
- Uống C sủi theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt không nên tự ý dùng cho trẻ mà phải hỏi liều lượng phù hợp, có cần lưu ý gì thêm hay không.
- Không dùng C sủi cho trẻ em dưới 2 tuổi.
- Không uống C sủi sau 4 giờ chiều.
- Viên sủi phải còn nguyên vẹn, không bị ướt. Nếu dính nước nó không được sử dụng. Bảo quản viên sủi bọt để tránh hút ẩm.
- Chỉ uống khi viên sủi đã tan hết trong nước. Tuyệt đối không cho viên sủi vào miệng rồi mới nuốt.
- Không sử dụng C sủi sau khi uống nước có ga vì có thể gây cảm giác đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Không dùng chung viên sủi với rượu.
- Để thuốc xa tầm tay trẻ em vì thuốc có thể dễ dàng đưa vào miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bảo quản viên sủi cẩn thận tránh ánh sáng trực tiếp. Khi thấy có dấu hiệu bất thường hay bất cứ điều gì đáng ngờ cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ ngay lập tức.

Những cách trị nhiệt miệng kết hợp
1. Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng ngày 2-3 lần
Đánh răng nhẹ nhàng, cẩn thận, sau đó súc miệng bằng nước súc miệng. Lúc này, nước súc miệng đóng vai trò như một loại thuốc giảm đau sẽ giảm bớt phần nào cảm giác đau rát, tính sát khuẩn của nó cũng giúp loại bỏ lớp chất nhầy màu vàng xung quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát trùng sẽ nhanh lành hơn.
2. Thay đổi thực đơn đặc biệt cho những ngày có vết loét
Loại bỏ những thực phẩm có tính chất háo nước ra khỏi thực đơn. Tăng cường các loại rau có vị đắng nhưng tính mát như rau đắng, khổ qua, rau tần ô, các loại rau giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đỗ. Uống các loại nước mát như nước chanh, nước mía, nước đậu xanh, dừa, nha đam. Nếu huyết áp tốt, bạn có thể uống thêm nước rau má.


3. Bổ sung nước đầy đủ
Uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày để cơ thể luôn đủ nước và tươi trẻ. Đây là cách đơn giản và ít tốn kém nhất để ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng. Nếu bạn không có nhiều thời gian cung cấp những thức uống như nước mía, nước dừa, thì nước lọc có thể thay thế chúng.
Uống C sủi chữa nhiệt miệng có được hay không? Câu trả lời là có và khá hiệu quả vì nó tăng sức đề kháng tốt cho cơ thể, chống lại vi khuẩn gây bệnh lở miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên đi khám răng định kỳ, cạo vôi răng để làm sạch và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh bạn nhé!