xét nghiệm thiếu máu não
Sức khỏe

Chủ động xét nghiệm thiếu máu não tổng quát để có thể phát hiện bệnh

Chủ động xét nghiệm thiếu máu não tổng quát định kỳ hoặc khám chữa bệnh có thể phát hiện sớm bệnh và có những phương pháp điều trị một cách kịp thời nhất. Vậy thì có những phương pháp xét nghiệm như thế nào hiệu quả nhất?

Xét nghiệm thiếu máu não nói riêng và xét nghiệm máu tổng quát nói chúng có thể giúp chúng ta phát hiện một số các bệnh lý ở giai đoạn tiền lâm sàng. Thông qua việc xét nghiệm máu tổng quát này bạn có thể phòng ngừa một số bệnh lý, hoặc có thể điều trị ngay từ giai đoạn rất sớm. Vậy thì làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não khám gì để biết thiếu máu não? Cách xét nghiệm thiếu máu não ra sao? Tất tần tật sẽ được bài viết bên dưới đây giúp bạn nhé!

xét nghiệm thiếu máu não
Xét nghiệm thiếu máu não nói riêng và xét nghiệm máu tổng quát có lợi ích gì?

Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não không phải là một bệnh hiếm gặp. Nó xảy ra khi lưu lượng máu đến não giảm, do đó làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho não. Kết quả là các tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng đến cấu trúc, sự tồn tại và phát triển của toàn bộ hệ thần kinh trung ương.

Bệnh thường do các yếu tố như tụt huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ, thiếu máu, xơ vữa động mạch. Lúc này, thiếu máu não thường gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, tê bì chân tay, giảm trí nhớ.

Nhiều người thường chủ quan, cho rằng những dấu hiệu này chỉ là tạm thời, không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để lâu và không được điều trị, tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Nó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn.

Một số xét nghiệm thiếu máu não được chỉ định

xét nghiệm thiếu máu não
Một số xét nghiệm máu não được chỉ định

Chụp CT scan sọ não

Chụp CT não hay chụp cắt lớp vi tính sọ não là phương pháp sử dụng tia X để chụp ảnh đầu và mặt. Nó thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến đau đầu.

Chỉ định:

Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnh:

  • Các vấn đề về thần kinh như thiếu máu não, các khối u, phù não.
  • Dị tật bẩm sinh ở các vùng não
  • Nhiễm trùng não, viêm não, viêm màng não, áp xe não, lao não, lao màng não.
  • Tai biến mạch máu não, bao gồm tai biến mạch máu não thoáng qua hoặc đột quỵ kèm theo các dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt, liệt nửa người, mất ngôn ngữ,…
  • Chấn thương đầu và mặt.
  • Nếu có đột quỵ hoặc xuất huyết não, cần phải chụp CT não.
  • Những người có các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như động kinh, co giật, đau nửa đầu, chóng mặt,…
  • Các triệu chứng bao gồm nhức đầu, mờ mắt và buồn nôn.

Siêu âm Doppler Xuyên sọ – xét nghiệm thiếu máu não

Siêu âm Doppler xuyên sọ là phương pháp điều trị thiếu máu não rất phổ biến. Đây là kỹ thuật siêu âm không xâm lấn và không đau. Nó sử dụng sóng siêu âm tần số cao để đo dòng chảy và xác định hướng của dòng máu trong các mạch máu của não.

Siêu âm Doppler xuyên sọ sẽ giúp bác sĩ đánh giá các vấn đề bất thường ở não, như: các yếu tố ảnh hưởng đến thiếu máu não, thoái hóa, tắc nghẽn động mạch,…

Chỉ định:

  • Không chỉ là một phương pháp xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não, siêu âm Doppler xuyên sọ còn có thể áp dụng cho các trường hợp khác. Đặc biệt:
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm làm tăng nguy cơ đột quỵ và tăng áp động mạch phổi
  • Thuyên tắc mạch máu
  • Bệnh tiểu đường
  • Những người có lượng cholesterol trong máu cao
  • Bị bệnh tim mạch
  • Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó cũng được khuyến khích cho những bệnh nhân có tiền sử chấn thương đầu.

Xét nghiệm thiếu máu não bằng cách chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA) 

Đây là một xét nghiệm không sử dụng tia X hoặc chất cản quang để kiểm tra mạch máu. Ngược lại, MRA là một kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn tiên tiến, sử dụng một máy quét chuyên dụng để chụp hình ảnh mạch máu. Sau đó sử dụng phần mềm máy tính để dựng lại hình ảnh dưới dạng 3D.

Dựa trên hình ảnh 3D, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác các vấn đề bên trong não như hẹp mạch máu trong và ngoài hộp sọ, chứng phình động mạch, nguy cơ đột quỵ …

Chỉ định: 

  • Những người thường xuyên bị đau đầu: MRA giúp đánh giá khả năng tuần hoàn của mạch máu não và phát hiện những bất thường. Ngoài ra, nó còn giúp phát hiện các khối u não, các bất thường bẩm sinh, tai biến mạch máu não và các bệnh lý khác.
  • Chẩn đoán các vấn đề bất thường về mạch máu não: MRA rất hữu ích để tầm soát các bệnh như đột quỵ, phình mạch não và hẹp / tắc động mạch não.
  • Các trường hợp nhồi máu não tối cấp: So với chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ mạch máu não có thể chẩn đoán nhồi máu não sớm hơn. MRA kết hợp với chụp phim tưới máu não sẽ giúp chẩn đoán sớm nhồi máu não tối cấp. Đồng thời giúp tìm ra các mạch máu não bị tắc, hẹp để can thiệp sớm.
  • Trong trường hợp u não, chụp cộng hưởng từ mạch máu não có thể giúp khảo sát sự tưới máu của khối u và xác định các mạch máu nuôi khối u.

Phải làm gì nếu bạn được chẩn đoán bị thiếu máu não?

xét nghiệm thiếu máu não
Nếu được chẩn đoán thiếu máu não thì bạn nên làm gì?

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh này, bạn cần thiết lập một lối sống khoa học để ngăn chặn sự phát triển của bệnh bằng cách:

  • Ngừng hút thuốc, uống rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, chất phụ gia, chất bảo quản, phẩm màu và chất tạo ngọt …
  • Bổ sung rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, đậu, chế phẩm từ đậu nành, cá nước lạnh (cá hồi, cá ngừ …), thịt gia cầm …
  • Duy trì cân nặng lý tưởng và giảm cân nếu bạn bị béo phì.
  • Kiểm soát huyết áp, đường huyết và cholesterol máu thông qua chế độ ăn uống và dùng thuốc khi cần thiết
  • Quản lý cảm xúc, tránh căng thẳng mệt mỏi.
  • Thường xuyên tập thể dục, yoga, thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít thở chậm và các bài tập khác từ 20 – 30 phút mỗi ngày.
  • Tránh cảm lạnh đột ngột và không tắm nước lạnh khi bạn đi nắng về

Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm thiếu máu não mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin về việc xét nghiệm máu trên đây đã có thể giúp bạn có thêm những thông tin và kiến thức hữu ích dành cho mình và người thân nhé!

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *