tê tay phải khi ngủ
Sức khỏe

Tê tay phải khi ngủ là do nguyên nhân nào và cách điều trị

Bất kể ai trong chúng ta cũng từng cảm thấy tê tay phải khi ngủ ít nhất một lần. Hiện tượng này tưởng chừng như vô hại nhưng lại là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tham khảo bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Nhiều người thường cảm thấy tê tay phải khi ngủ vào ban đêm hoặc khi vừa thức giấc. Tình trạng này là do nhiều nguyên do khác nhau, cần phải có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu bạn thường bị tê tay thì có thể thực hiện một số phương pháp điều trị dưới đây.

Tê tay phải khi ngủ là do những nguyên nhân nào?

Tê tay phải khi ngủ dậy là hiện tượng nhiều người mắc phải, đặc biệt là người cao tuổi. Dưới đây là một số ‘’thủ phạm’’ chính dẫn đến tình trạng tê tay này:

1.1. Dây thần kinh cánh tay bị chèn ép

Nếu bạn ngủ sai tư thế, lệch cổ hoặc nằm đè lên cánh tay lúc ngủ sẽ khiến nó bị tê. Khi đó, bạn chỉ cần thay đổi lại tư thế ngủ và cử động cánh tay thì cảm giác tê sẽ biến mất.

tê tay phải khi ngủ
Dây thần kinh bị chèn ép là một nguyên nhân gây tê tay

1.2. Tác dụng phụ của thuốc 

Một số tác nhân gây kháng khuẩn như furazolidone và ofloxacin có thể gây tê tay. Tình trạng tê tay này thường bắt nguồn từ bàn tay rồi lan dần dần lên phía trên. Vì vậy, khi sử dụng thuốc bạn cần kiểm soát liều lượng một cách chặt chẽ.

1.3. Suy dinh dưỡng

Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hụt protein và vitamin. Từ đó, gây ra tình trạng viêm dây thần kinh ngoại biên và tổn thương rễ thần kinh làm tay phải bị tê khi ngủ dậy.

1.4. Thoái hóa đốt sống cổ

Thông thường tình trạng tê cánh tay phải có thể là do thoái hóa đốt sống cổ. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình giãn xương cổ lâu ngày, thoát vị đĩa đệm. Điều này sẽ khiến các rễ thần kinh của tủy sống cổ bị tổn thương. Hoặc một số động mạch đốt sống cổ bị chèn ép và xuất hiện nhiều triệu chứng rối loạn chức năng. Trong đó có gần 70% triệu chứng tê tay phải là do thoái hóa đốt sống cổ gây nên.

1.5. Biến chứng dây thần kinh do bệnh đái tháo đường 

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng, bệnh thần kinh ngoại biên là một trong đó. Kèm theo đó là tình trạng tê đối xứng tứ chi và thường gặp nhất là bị tê cánh tay phải khi ngủ.

1.6. Nhồi máu não 

Khi sáng thức dậy cảm thấy tê tay phải, chóng mặt và kèm theo triệu chứng khác thì có thể bạn đã bị nhồi máu não. Tình trạng tê bì cánh tay phải nếu rơi vào cấp tính và bạn phải đến gặp bác sĩ ngay.

1.7. Bệnh gout 

Trên thực tế cho thấy có khoảng 1% người bệnh tê cánh tay là do bệnh gout. Nguyên nhân có thể là do kết tủa của acid uric lên dây thần kinh vùng trung gian.

tê tay phải khi ngủ
Tê tay phải do bệnh gout gây nên

Khi bị tê cánh tay phải sẽ có những triệu chứng nào?

Trên thực tế, khi bị tê tay phải khi ngủ bạn sẽ cảm thấy tê ở rất nhiều vị trí khác nhau. Với mỗi vị trí trên cánh tay khác nhau, nguyên nhân gây ra tê bì cũng hoàn toàn khác biệt. 

Trong đó, đa phần mọi người đều sẽ bắt đầu cảm thấy tê rần ở lòng bàn tay. Và cảm thấy tê ở những đầu ngón tay, rất có thể bạn đã làm việc quá nhiều hoặc cơ thể bị thiếu hụt vitamin. Khi đó, bạn chỉ cần thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn và tránh lao động nặng nhọc. Đồng thời, bạn nên tăng cường cung cấp vitamin qua những loại thực phẩm là sẽ ổn.

Ngoài ra, nếu thỉnh thoảng, bạn có thể cảm thấy tê 2 cánh tay hoặc tê cả tay chân. Khi đó, tốt nhất bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt sai lầm và ngủ đúng tư thế.

Những phương pháp giúp loại bỏ chứng tê tay phải khi ngủ

Tê tay phải khi ngủ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Để loại bỏ hiện tượng khó chịu này bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

3.1. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý 

Bạn nên có chế độ ăn uống nhạt, ít muối, ít chất béo động vật và ăn nhiều rau xanh. Bạn nên dùng những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ sẽ giúp giảm tình trạng tê tay hiệu quả.

3.2. Uống nhiều nước

Việc uống nhiều nước hơn và cung cấp đủ nước có thể làm giảm độ nhớt của máu. Ngoài ra, nó còn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối và cải thiện việc cung cấp máu cho não.

3.3. Bổ sung vitamin

Người lớn  tuổi nên cung cấp các loại vitamin B1, B6 và C để tăng chức năng trao đổi chất. Từ đó, có thể làm giảm thiểu các triệu chứng tê tay phải khi ngủ một cách nhanh chóng.

3.4. Tập thể dục vừa phải

tê tay phải khi ngủ
Luyện tập thể dục vừa phải giúp cải thiện tình trạng tê tay

Vào buổi chiều hoặc tối bạn có thể luyện tập đi bộ nhanh, chạy bộ và đạp xe. Nhưng bạn không nên tập trong thời gian quá lâu, cần khởi động cơ thể 10 phút trước khi tập.

3.5. Chú ý đến tư thế ngủ

Tốt nhất trong khi ngủ bạn nên nằm trong tư thế ngửa, không đè lên cánh tay. Chiều cao của gối nằm là 7 – 9cm so với đầu và độ cứng vừa phải.

3.6. Khám sức khỏe thường xuyên

Người lớn tuổi nên thường xuyên kiểm tra huyết áp, lipid máu và đường huyết. Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc lipid máu quá cao thì cần được đưa đi cấp cứu kịp thời.

3.7. Có chế độ nghỉ ngơi

Bạn cần tập thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm và không nên thức khuya thường xuyên. Ngoài ra, bạn không nên xem tivi hoặc điện thoại quá lâu vào ban đêm. Bạn cũng nên tập thói quen ngủ vào buổi trưa khoảng 40 phút là thích hợp nhất.

Để điều trị tê tay phải khi ngủ bạn có thể thực hiện một số biện pháp trên đây. Đối với một số trường hợp không cảm thấy được cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và thoát khỏi chứng tê tay này.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *