Có thể nói, bất kỳ người nào trong chúng ta cũng từng gặp phải triệu chứng tê tay khi ngủ. Nếu như hiện tượng tê tay diễn ra thường xuyên thì có thể sức khỏe bạn đang có vấn đề. Vậy tình trạng này là do nguyên nhân nào và cách điều trị, phòng ngừa ra sao?
Triệu chứng tê tay khi ngủ là tình trạng mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Một số người chủ quan và xem đây là bệnh lý bình thường không nguy hiểm sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế đây là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Để phòng ngừa và điều trị tình trạng tê tay này bạn có thể tham khảo bài viết sau.
Xem nhanh
Triệu chứng tê tay khi ngủ là do nguyên nhân nào?
Hiện tượng tê tay khi ngủ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây:
1.1. Bệnh viêm khớp dạng thấp
Đây là triệu chưngs bệnh do hiện tượng rối loạn tự miễn của cơ thể gây nên. Bệnh làm cho màng hoạt dịch, lớp mô sụn và những dây thần kinh ở tay bị tổn thương. Từ đó, có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các xương khớp.
Triệu chứng phổ biến của bệnh là thường xuyên bị tê cánh tay sau khi ngủ dậy. Một số trường hợp còn kèm theo những cơn đau nhức ở các khớp cánh tay. Bệnh này cũng làm ảnh hưởng tới khả năng di chuyển và vận động của người bệnh.
Tê tay ở người bị viêm khớp dạng thấp sẽ thấy rõ hơn khi ngồi lâu hoặc ngồi lâu. Và khi bạn đứng dậy đi lại có thể cảm thấy mất cảm giác ở ngón tay và cánh tay tạm thời.

1.2. Hội chứng ống cổ tay
Đây là bệnh lý thường gặp phải ở những người làm công việc ở văn phòng. Hoặc những người thường xuyên phải vận động vùng cổ tay cũng có thể bị tê tay.
Cảm giác tê bì tay có thể xuất hiện vào ban đêm khiến bạn bị mất ngủ thường xuyên. Khi bệnh trạng nặng bạn có cảm giác tê cả cánh tay và kèm theo đau nhức.
Nếu triệu chứng này không được chữa trị sớm có thể làm bạn mất cảm giác ở cánh tay. Nhưng nếu nặng hơn có thể khiến bạn không thể nào vận động được nữa.
1.3. Viêm dây thần kinh ngoại biên
Viêm dây thần kinh ngoại biên là hiện tượng những dây thần kinh bị tổn thương do chấn thương. Triệu chứng thường thấy là cảm giác tê tay khi ngủ kèm cảm giác như kim châm.
1.4. Bệnh lý về tim mạch
Đối với những bệnh lý về tim mạch có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu. Điều đó, có thể làm cho những dây thần kinh ở cánh tay không được nuôi dưỡng. Và không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết sẽ dẫn tới tình trạng tê tay trong thời gian dài.
1.5. Thiếu máu não
Thiếu máu não là hiện tượng thường diễn ra ở những người lớn tuổi. Với các triệu chứng như tê tay vào buổi sáng sớm, chóng mặt, mờ mắt và có cảm giác buồn nôn.
1.6. Các bệnh lý về xương khớp
Hiện tượng tê chân tay khi ngủ có thể liên quan đến một số bệnh lý về xương khớp. Chẳng hạn như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm và viêm xương khớp. Những bệnh lý hay gây chèn ép những dây thần kinh và gây ra cảm giác tê bì cánh tay.
Khi ngủ dậy bị tình trạng tê bì cánh tay phải làm sao?
Khi gặp phải triệu chứng tê tay khi ngủ bạn có thể thực hiện một số cách sau:
2.1. Thực hiện các bài tập massage
- Bài tập xoay khớp cổ tay. Bạn đứng thẳng trên sàn chân tạo thành hình chữ V rồi thực hiện động tác xoay cánh tay. Bạn xoay theo vòng tròn trong khoảng 1-2 phút rồi xoay theo chiều ngược lại.
- Bài tập vẫy tay. Đây là phương pháp điều trị tê tay khi ngủ dậy hiệu quả và được nhiều người thực hiện. Bạn chỉ cần đứng trên mặt sàn và giơ 2 cổ tay lên cao sau đó thực hiện động tác vẫy.
Ngoài 2 bài tập nêu trên, bạn có thể thực hiện một vài giải pháp sau trước khi đi ngủ.
2.2. Điều chỉnh tư thế ngủ sao cho thích hợp
Việc bạn nằm đè nên cánh tay hoặc nằm không đúng tư thế có thể chèn ép dây thần kinh. Từ đó, có thể gây ra triệu chứng tê cánh tay vào sáng sớm khi ngủ dậy. Do đó, bạn nên điều chỉnh lại tư thế khi ngủ để giảm áp lực lên cánh tay.

2.3. Cung cấp chất dinh dưỡng
Khi cơ thể bạn bị thiếu hụt dưỡng chất đặc biệt là vitamin B có thể gây ra triệu chứng tê tay. Vì vậy, bạn nên cung cấp những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B để giảm tình trạng tê. Ngoài ra, bạn cũng nên có một thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
2.4. Khám và điều trị bệnh
Khi thấy dấu hiệu tê cánh tay sau khi ngủ dậy thường xuyên diễn ra. Thì bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có giải pháp điều trị sớm.
Cách phòng ngừa tình trạng tê bì cánh tay khi ngủ
Để triệu chứng tê tay khi ngủ không làm phiền bạn có thể áp dụng các cách sau:
3.1. Tập thể dục thường xuyên
Việc luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng tê tay hiệu quả. Nếu như bạn bị tê tay do yếu tố sinh lý thì chỉ cần thường xuyên tập thể thao là được.
3.2. Ngủ đủ và đúng giấc
Việc ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ giúp cơ thể của bạn được khỏe mạnh và phấn chấn hơn. Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể bạn bị mệt mỏi và não bộ phải hoạt động với tần suất cao. Điều này sẽ khiến cơ thể của bạn gặp phải tình trạng tê tay khi ngủ.
Nếu bạn có triệu chứng bị tê tay và tinh thần không được tỉnh táo do thiếu ngủ. Bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để bảo vệ cho sức khỏe bản thân. Tê tay chính là một biểu hiện cho thấy bạn đang làm việc quá sức và cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ.
3.3. Massage

Tê bì cánh tay cũng có thể được phòng ngừa bằng cách massage thường xuyên. Hoặc bạn có thể thư giãn bằng cách ngâm bàn tay với nước thảo mộc. Bạn có thể xoa bóp bàn tay trước khi đi ngủ để máu được lưu thông tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể tập yoga hoặc ngồi thiền để cải thiện sức khỏe và giảm tê tay.
3.4. Ăn uống khoa học
Bạn cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất khoáng, đặc biệt là các vitamin. Thiếu hụt các loại vitamin nhóm B cùng với canxi, magie,… có thể gây tê bì cánh tay. Hãy bổ sung nhiều loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc,…để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu.
Bài viết trên cũng đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng tê tay khi ngủ. Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này bạn có thể áp dụng những cách trên đây. Ngoài ra, bạn cũng cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Tốt nhất, bạn nên có chế độ dinh dưỡng khoa học và kết hợp luyện tập thể thao thường xuyên.